Theo một báo cáo được công bố vào tháng 11 năm 2024 bởi Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR), mật độ robot trung bình toàn cầu đạt kỷ lục 162 robot trên 10.000 nhân viên vào năm 2023, gấp đôi so với bảy năm trước. Chủ tịch IFR Takayuki Ito cho biết mật độ robot là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ tự động hóa trong sản xuất giữa các quốc gia. Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng với 1.012 robot, trong khi Singapore đứng ở vị trí thứ hai với 770 robot. Trung Quốc có mật độ 470 robot, đứng thứ ba, tăng đáng kể so với số lượng 402 robot vào năm 2022.

Dữ liệu mới nhất cho thấy, chiến lược thúc đẩy tự động hóa công nghiệp của Trung Quốc đã đạt được thành công lớn trong cuộc cạnh tranh công nghệ gay gắt với Mỹ, dù nước này chỉ lọt vào top 10 quốc gia dẫn đầu về mật độ robot trong năm 2019. Trong 4 năm qua, Trung Quốc có số lượng robot được sử dụng trong các nhà máy tăng gấp đôi.

Trung Quốc vượt Nhật Bản và Đức về robot công nghiệp

Robot pha cà phê tại Hội chợ công nghệ cao Trung Quốc (CHTF)

Tỷ lệ này hiện là 429 robot ở Đức và 419 robot ở Nhật Bản, tương ứng với vị trí thứ tư và thứ năm. Thứ hạng của Mỹ đã tụt dốc liên tục trong những năm gần đây, duy trì ở vị trí thứ 11 với mật độ 295 robot, kém một bậc so với năm 2022.

Ngoài robot, Trung Quốc cũng đang tích cực sử dụng công nghệ phần mềm và phần cứng công nghiệp khác để nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi cung ứng quốc tế.

Vào cuối năm 2021, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch phát triển ngành công nghiệp robot 5 năm lần thứ 14, nhằm đạt doanh số bán robot ít nhất 20% mỗi năm và xây dựng một nhóm các công ty hàng đầu để tăng gấp đôi mật độ này vào năm 2025 tại Hội nghị Wuzhen (WIC) 2024 Nhiều công ty chế tạo robot của Trung Quốc đã giới thiệu những robot hình người với nhiều khả năng khác nhau, từ làm việc nhà, thu hoạch ở trang trại cho đến làm hướng dẫn viên du lịch hay vũ công.

Theo Global Times, một số chuyên gia cho rằng lệnh cấm vận công nghệ của Mỹ đối với Trung Quốc là phản tác dụng. Chính sách này không làm chậm được những tiến bộ về công nghệ tiên tiến của Trung Quốc mà còn gây tổn hại đến tham vọng “hồi sinh” ngành sản xuất của Mỹ.